IP là gì? Những định nghĩa cơ bản liên quan đến IP có thể bạn không biết?

Chắc hẳn các bạn khi kết nối mạng từ các thiết bị phát Wifi sẽ nghe đến hay thường nhìn thấy những địa chỉ IP, vậy những địa chỉ IP này là gì? Nó có ý nghĩa hay cách thức hoạt động như thế? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. IP là gì?

IP hay địa chỉ IP hiểu đơn giản là địa chỉ giao thức Internet tương tự địa chỉ nhà của bạn nó dùng để định danh mỗi vùng mạng, các thiết bị phần cứng trong mạng muốn kết nối giao tiếp với nhau đều phải có địa chỉ IP.

Định nghĩa về IP?

Nói theo định nghĩa công nghệ thì địa chỉ IP là một dãy số xác nhận cho phần cứng của mạng được định dạng với 4 nhóm chữ số khác nhau được ngăn cách bởi dấu chấm và mỗi nhóm số được giới hạn từ 0-255.

Đa số các địa chỉ IP sẽ có dạng như sau: 192.168.1.1 hoặc 2001:4860:4860::8844.

II. Địa chỉ IP dùng để làm gì?

Địa chỉ IP cung cấp danh tính nhận dạng cho một thiết bị mạng giúp các thiết bị này có thể phân biệt vì các thiết bị mạng sẽ có các địa chỉ IP khác nhau cũng như để chia sẻ giao tiếp với nhau trong môi trường Internet.

Bạn thử hình dung khi bạn gửi một lá thư bằng bưu điện cho người yêu ở nước khác bạn phải biết rõ chính xác địa chỉ của người đó bằng cách tra ở danh bạ điện thoại thì bưu điện mới có thể gửi thư đó chính xác đến nơi người yêu bạn ở được.

Chức năng của IP.

Quá trình truyền dữ liệu trên mạng cũng tương tự như vậy tuy nhiên nó hoàn tự động thay vì dùng số điện thoại thì máy tính sẽ sử dụng DNS server (máy chủ cung cấp dịch vụ tên miền) để tra cứu tên miền và địa chỉ IP (như tra cứu địa chỉ công ty và tên công ty).

Ví dụ: Khi bạn nhập một trang web như Facebook.com vào thanh tìm kiếm của Google thì yêu cầu tải trang gửi tới DNS server để tìm kiếm hostname Facebook.com và tìm địa chỉ IP tương ứng của nó, nếu không có địa chỉ IP đính kèm máy sẽ không hiểu Facebook.com là trang nào.

III. Địa chỉ IP có những loại nào?

Khi nghe đến địa chỉ IP bạn thường thấy toàn những con số và dấu chấm ngăn cách nên bạn nghĩ rằng chỉ có một loại địa chỉ IP nhưng không phải vậy tùy vào mục đích sử dụng mà địa chỉ IP chia thành:

1. IP Public – Địa chỉ IP công cộng

IP Public là địa chỉ IP công cộng, là địa chỉ của các mạng gia đình hay mạng doanh nghiệp để liên lạc sử dụng với các thiết bị kết nối internet khác.

So sánh giữa IP Private và IP Public.

2. Địa chỉ IP riêng – IP Private

IP Private hay còn gọi là IP nội bộ được sử dụng trong nội bộ mạng LAN như mạng trong gia đình hay quán nét,..

IP Private hỗ trợ các máy tính trong hệ thống kết nối với nhau, chúng sẽ không kết nối trực tiếp với máy tính bên ngoài hệ thống.

3. Địa chỉ IP tĩnh – Static IP

Cấu hình IP tĩnh trên máy tính!

IP Static hay là IP tĩnh là cách đặt IP cho từng thiết bị hoàn toàn bằng thủ công và không bị thay đổi. IP tĩnh giúp kết nối internet nhanh chóng, giúp tăng tốc độ tải của website. 

4. Dynamic IP – Địa chỉ IP động

IP Dynamic hay IP động là IP được gán tự động cho từng kết nối như điện thoại thông minh, máy tính,..IP động linh hoạt, dễ quản lý và đây là loại được sử dụng rộng rãi nhất.

Ip động – Loại ip được cấp phát cho hệ thống wifi,..

Các phiên bản địa chỉ IP 

Có 2 phiên bản IP mới nhất hiện nay là IPv4IPv6

Bảng so sánh giữa IPv4 và IPv6.
  • IPv4 là bản thứ tư của các giao thức internet, các địa chỉ IPv4 được xây dựng để cung cấp hơn 4 tỷ địa chỉ IP riêng biệt, hiển thị dưới dạng số thập phân như 128.52.6.125,..
  • Số lượng thiết bị kết nối Internet ngày càng nhiều chính vì vậy IPv6 ra đời giải quyết vấn đề thiếu hụt địa chỉ IP, IPv6 cung cấp hơn 340 nghìn tỷ nghìn tỷ, nghìn tỷ địa chỉ một con số khá khổng lồ. Nó hiển thị dưới dạng hệ thập lục phân như 3ffe:1900:3:200:f8ff::00,…

IV. Cách kiểm tra địa chỉ IP đơn giản

Có rất nhiều cách để kiểm tra địa chỉ IP trên máy tính tùy thuộc vào cách làm cũng như hệ điều hành bạn đang sử dụng.

Các bạn có thể sử dụng một số website hỗ trợ như IP Checken, WhatIsMyIP.org,..để biết được địa chỉ IP Public bạn đang sử dụng.

Với địa chỉ IP Private cách đơn giản nhất là:

  • Hệ điều hành Windows sử dụng lệnh ipconfig thông qua cmd (nhấn Windows + R).
Máy Windows kiểm tra địa chỉ IP dùng lệnh ipconfig
  • Với Linux bạn nhập lệnh hostname -I (i viết hoa), ipconfig hoặc ip addr show trong Terminal.
  • Mac OS bạn dùng ipconfig để kiểm tra nhé! 

Trên đây là toàn bộ thông tin về “IP là gì? Những định nghĩa cơ bản liên quan đến IP có thể bạn không biết?” Hy vọng đã đưa đến các thông tin hữu ích cho các bạn. Bạn đã kiểm tra địa chỉ IP của máy mình chưa nào? Nếu chưa thì thử kiểm tra nhé! Hãy để lại bình luận cho chúng tôi biết nha!